Chỉ cần chúng ta mỗi ngày tiến bộ một chút, sau vài năm, không nói tới việc nên được nghiệp gì lớn lao, nhưng ít nhất chúng ta cũng có thể vượt qua mức bình quân trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn vừa có kinh nghiệm, vừa có năng lực, vậy thì sao có thể không tìm được công việc tốt? “Nguy cơ trung niên” làm sao có thể quật ngã bạn?
1.
Khủng hoảng trung niên là do tuổi tác ư? Không, khủng hoảng trung niên là bởi
năng lực và tuổi tác của bạn không tương xứng với nhau
Hôm qua tôi nhận
được cuộc điện thoại từ N., một người bạn của tôi, cậu ấy nói rằng giai đoạn
này mình cảm thấy rất bất lực. N. năm nay 33 tuổi, là một kỹ sư phần mềm, làm
việc cho một công ty phần mềm nhỏ. Vì làm việc ở công ty nhỏ nên áp lực công
việc ít, công nghệ hơi lạc hậu, sản phẩm phát triển cũng rất đơn giản. Vì N.
khá khéo léo và nhanh nhẹn, nên dù năng lực cũng không phải quá cao siêu, N.
vẫn có thể "sống tốt" ở công ty.
Vì cạnh tranh khốc
liệt, năm ngoái công ty không trụ được nữa, còn N. lại thuộc vào kiểu nhân viên
lâu năm "năng lực không quá giỏi nhưng lương lại không thấp", vì vậy
cậu ấy tự nhiên trở thành đối tượng giảm tải của công ty. Nói ra thì N. cũng đã
có 7,8 năm kinh nghiệm làm việc, cứ cho rằng với năng lực của mình sẽ không khó
để tìm được công việc, nhưng ai ngờ, mấy tháng trời rồi vẫn chưa tìm được bến
đỗ. Cứ như vậy, N. bắt đầu lo lắng, bởi lẽ còn tiền nhà, tiền xe vẫn phải trả,
cộng thêm nhà còn có hai đứa con vẫn đang trong tuổi phụ thuộc, hiện tại cậu ấy
đang cảm thấy bế tắc, không biết nên làm sao.
Là vì lớn tuổi rồi
nên nguy cơ trung niên tìm tới?
Vì sao nguy cơ
trung niên bắt đầu trở thành "thanh kiếm Damocles" (ám chỉ về sự nguy
hiểm sắp xảy ra và luôn hiện diện của những người ở vị trí quyền lực.) của dân
lao động? Đó là bởi rất nhiều người ở độ tuổi này thiếu đi ý thức nguy cơ,
không duy trì việc nâng cao năng lực và mở rộng tầm nhìn, cuối cùng dẫn tới kết
quả năng lực không theo kịp sự gia tăng của tuổi tác, và cuối cùng là gặp phải
"nguy cơ trung niên". Đứng từ một góc độ khác mà nói, hiện tượng này
có liên quan tới "hiệu ứng con ếch".
Cổ nhân nói: Sống
mà nỗ lực, chết sẽ an nhiên, "hiệu ứng con ếch" cũng là đạo lý này.
Cuối thế kỉ 19,
các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành "thí nghiệm con ếch". Người thí
nghiệm thả một con ếch vào trong một nồi nước sôi, con ếch ngay lập tức nhảy ra
khỏi nồi theo phản xạ. Tiếp theo, nhà thí nghiệm thả con ếch vào một nồi nước
mát, để nó bơi trong đó, đồng thời bật lửa nhỏ để làm ấm nồi nước tư từ. Lúc
này, con ếch dần dần cảm giác được nhiệt độ nước thay đổi, nhưng vì lười biếng
mà con ếch đã không lập tức nhảy ra khỏi nồi. Đợi tới khi nước nóng tới mức
không chịu được nữa, con ếch phát hiện ra mình đã mất đi khả năng bật nhảy, chỉ
có thể ở trong nồi chịu bị nấu chín.
Con người ta ít
nhiều gì cũng đều mang trong mình tính lười, tính lười này là bẩm sinh. Trong
hiện thực cuộc sống, nhiều người luôn tỏ ra hài lòng với hiện trạng, dẫu sao
thì đây cũng là lựa chọn an toàn và nhàn hạ nhất, còn lựa chọn thay đổi lại cần
tới dũng khí và sự nỗ lực bỏ ra không ngừng. Vì vậy, không tới lúc bất đắc dĩ,
con người ta ít ai sẽ lựa chọn dũng cảm thay đổi cuộc sống vốn có.
N. vì sao lại rơi
vào hoàn cảnh khó khăn như hiện tại, đó là bởi vì cậu ấy đã quá quen với môi
trường công việc trước kia, hài lòng với hiện trạng an toàn, thoải mái đó, năng
lực cá nhân không được liên tục nâng cao. Khi bị giảm tải, năng lực làm việc
của cậu ấy đã sớm không còn tương xứng với số năm kinh nghiệm việc làm của cậu
ấy, kết quả tự nhiên sẽ không tìm được công việc như ý muốn.
Hiệu ứng con ếch chết trong nồi nước ấm
2. Bước ra khỏi vòng tròn
"hiệu ứng con ếch", mới có thể thoát khỏi "nguy cơ trung
niên"
Mỗi một dân lao
động lý tính đều không muốn biến mình thành con ếch đáng thương kia, vậy thì
làm sao mới thoát được ra khỏi bi kịch con ếch? Dưới đây là 3 phương pháp có
thể giúp bạn.
1. Luôn duy trì sự tò mò
Muốn bước ra khỏi
"hiệu ứng con ếch", trước tiên bạn phải luôn duy trì sự tò mò đối với
thế giới bên ngoài, với công việc, và thậm chí là với mỗi người.
Nếu bạn là phụ
huynh, bạn nhất định sẽ phải trải qua giai đoạn đau đầu với những câu hỏi
"vì sao" dồn dập tới từ con cái của mình. Chính vì trẻ con có một sự
tò mò mãnh liệt với thế giới nên chúng mới hỏi bạn "vì sao", đây là
một cách giúp chúng hiểu biết, nhận biết nhiều hơn về thế giới bên ngoài. Không
may ở chỗ, tuổi càng cao, sự hiếu kì của chúng ta càng giảm, một mặt là bởi
chúng ta hiểu thế giới ngày càng sâu sắc, một mặt là bởi chúng ta không muốn
phơi bày sự thiếu hiểu biết của mình trước mặt mọi người.
Newton là một nhà
vật lý học vĩ đại, lúc còn nhỏ, ông rất tò mò vì sao quả táo chín lại rơi từ
trên cây xuống. Ông luôn nghĩ, vì sao quả táo cứ rơi xuống đất mà không rơi
theo hướng khác? Nỗ lực không phụ lòng người, cuối cùng ông phát hiện ra định
luật vạn vật hấp dẫn. Nghĩ mà xem, nếu Newton không tò mò "vì sao táo lại
rơi xuống đất", mà xem nó như một hiện tượng rất bình thường, vậy thì lấy
đâu ra định luật vạn vật hấp dẫn ngày nay?
Ở nơi làm việc, có
thể bạn đã quá quen thuộc với nội dung công việc mỗi ngày của mình, nhưng bạn
đã bao giờ nghiêm túc nghĩ xem những công việc này vì sao lại làm như này chưa?
Có phương thức nào giúp tối ưu hóa hơn không? Những công nghệ mà chúng ta sử
dụng liệu vẫn dẫn đầu trong ngành?
Những suy nghĩ này cần tới sự hiếu kì, tò mò, chỉ khi tò mò, chúng ta mới đi tìm hiểu, chỉ khi tìm hiểu, cuối cùng mới cho ra tiến bộ. Nếu không thì bạn so với con lừa ngày qua ngày kéo cối xay ngô, có điểm gì khác nhau?
2. Luôn duy trì chí tiến thủ
Muốn trưởng
thành, chỉ có sự tò mò thôi thì chưa bao giờ là đủ, còn cần phải có chí tiến
thủ nhất định. Khi chúng ta có chí tiến thủ, chúng ta sẽ phát hiện ra, bất luận
là cá nhân hay công việc của mình, tất cả đều không hoàn hảo, đều có những
thiếu xót, những thiếu xót và sự không hoàn hảo này, vừa hay là động lực giúp
chúng ta nỗ lực hoàn thiện, tiến lên phía trước.
Giả sử bạn là một
kĩ sư có thâm niên 5 năm trong ngành, theo lý mà nói, bạn nên ứng tuyển vào vị
trí "kĩ sư cao cấp", nhưng bạn thực sự đã có đủ năng lực của một kĩ
sư cao cấp?
Tôi khuyên bạn nên
dành thời gian để tìm hiểu các trang web tuyển dụng để xem các yêu cầu cụ thể
của các công ty hàng đầu trong ngành đối với các "kỹ sư cao cấp". Có
thể bạn sẽ tìm thấy những khám phá mới.
1. Bạn có thực sự hiểu các
thuật ngữ kỹ thuật liên quan đến các yêu cầu công việc?
2. Bạn đã thực sự hiểu và biết
sử dụng kiến thức về công nghệ cần thiết cho công việc chưa?
3. Bạn có thực sự hiểu về lĩnh
vực, nghiệp vụ và sản phẩm bạn đã và đang làm?
Đối với những câu
hỏi trên, nếu bạn chưa dám trả lời "Có", vậy thì hãy cẩn thân. Nhận
thức ra được vấn đề là một bước tiến lớn theo đúng hướng, tiếp theo là lúc để
phát huy "chí tiến thủ" của bạn. Nhắm vào các điểm kiến thức và kĩ
năng mà bạn không hiểu, không rõ ràng và cần học hỏi, kiểm tra các thiếu sót,
tiến hành bổ sung và nâng cao, đây là thái độ mà bất cứ ai cũng nên có và duy
trì.
3. Luôn duy trì cảm giác nguy
cơ
Thời đại này là
thời đại vừa thân thiện nhưng cũng vừa tàn khốc, bất kể bạn là giám đốc, nhân
tài hay chỉ là một nhân viên bình thường, chỉ cần bạn đủ ưu tú và nỗ lực, thời
đai này nhất định sẽ cho bạn sân khấu rộng lớn để thể hiện tài năng. Còn nếu
bạn không có đủ thực lực, vậy thì thời đại này tuyệt đối sẽ không âu yếm mà
nhìn bạn.
Ở trên thảo
nguyên, muốn sinh tồn, linh dương cần không ngừng chạy. Suy cho cùng, động lực
chạy của linh dương tới từ "cảm giác nguy cơ" tới từ các động vật ăn
thịt khác. Ở nới làm việc, chúng ta cần phải duy trì động lực không ngừng tiến
bộ, và cảm giác về nguy cơ là điều không thể thiếu.
Chủ tịch
Mercedes-Benz Đức là một người đàn ông có ý thức về khủng hoảng mạnh mẽ. Chính
cảm giác khủng hoảng mạnh mẽ này đã giúp ông dẫn dắt công ty vượt qua khó khăn
vươn tới thành công hết lần này tới lần khác. Trong văn phòng của ông, có một
bức tranh rất lớn được treo, và nội dung của bức tranh là một con khủng long
khổng lồ. Bên dưới bức tranh này, có dòng chữ rằng: "Những người khổng lồ
biến mất trên trái đất vì không thể thích nghi với những thay đổi, luôn có ở
khắp mọi nơi." Mỗi khi bước vào văn phòng, ông sẽ đều suy ngẫm về câu nói
này.
Thử nghĩ mà xem,
đến loài vật khổng lồ như khủng long còn vì không thể thích nghi với biến hóa
mà tuyệt chủng, vậy còn con người chúng ta? Nói tới như vậy, bạn còn không có
cho mình ý thức về nguy cơ?
Lời kết,
Nếu bạn đang cảm
thấy công việc mỗi ngày không đem lại cho bạn một chút thách thức nào, vậy thì
hãy cẩn thân! Bạn có thể đã bắt đầu dần dần trở thành con ếch trong nồi nước ấm
rồi. Luôn tò mò, có chí tiến thủ và ý thức về nguy cơ trong tương lai mới giúp
bạn không ngừng trưởng thành.
Tác giả Malcolm
Gladwell từng viết: "Những thiên tài trong mắt chúng ta sở dĩ phi phàm,
không phải vì họ có tư chất hơn người, mà là bởi họ luôn không ngừng nỗ lực.
10000 giờ mài dũa, rèn luyện là điều kiện bắt buộc nếu muốn từ một người bình
thường trở thành một bậc thầy của thế giới."
Chỉ cần chúng ta mỗi ngày tiến bộ một chút, sau vài năm, không nói tới việc nên được nghiệp gì lớn lao, nhưng ít nhất chúng ta cũng có thể vượt qua mức bình quân trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn vừa có kinh nghiệm, vừa có năng lực, vậy thì sao có thể không tìm được công việc tốt? "Nguy cơ trung niên" làm sao có thể quật ngã bạn?
-
Chúng tôi luôn chia sẻ rõ ràng, minh bạch tầm nhìn, định hướng của tổ chức, hướng tới sự đồng lòng, giúp mục tiêu của các nhân viên phù hợp với mục tiêu của tổ chức
-
Mỗi cá nhân đều đóng góp những giá trị riêng cho tổ chức, đều cần được tôn trọng và tạo điều kiện để họ phát triển
-
Chúng tôi xây dựng một môi trường làm việc thân thiện & đầy tình yêu thương